khamphait Forum
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

8 lưu ý khi sử dụng hệ điều hành Linux

Go down

8 lưu ý khi sử dụng hệ điều hành Linux Empty 8 lưu ý khi sử dụng hệ điều hành Linux

Post by tuankute Wed Feb 22, 2012 3:12 pm

Nền quản lý máy tính nguồn mở này có thể cài đặt song song với Windows trên một PC. Khi muốn sử dụng, người dùng cần lưu ý chọn bộ cài đặt thích hợp, phần mềm tương ứng vì không phải chương trình nào cũng chạy được trên hệ điều hành này.

1. Bộ cài đặt

Khi bắt đầu tìm hiểu Linux , không ít người phải bối rối vì có quá nhiều phiên bản Linux của các tổ chức phân phối khác nhau (đến hơn 400 bản). Người dùng nên đọc các bài viết so sánh, nhận xét để quyết định chọn bộ cài nào. Ví dụ, bạn có thể dựa trên một số tiêu chí như: mức độ chuyên dụng (dùng cho mục đích chung cả server và client), số máy cài được (x86, x86_64 ...), số người sử dụng và phát triển, số phần mềm hỗ trợ trực tiếp (có bộ cài trực tiếp không cần biên soạn mã nguồn), thông tin trợ giúp, khả năng cập nhật và mức độ miễn phí. Nhưng dù dùng phiên bản nào thì bạn cũng có thể tự tùy biến và chạy phần mềm trên các phiên bản khác. Nếu là lần đầu, tốt nhất bạn nên chọn phiên bản nào dễ dùng nhất, ví dụ như Fedora Core.

2. Cài đặt

Bạn có thể cài phiên bản SuSE, Fedora Core 5 hay Fedora Core 6... Về cơ bản, giao diện hướng dẫn cài đặt rất thân thiện, có thể so sánh tương đương với Windows XP. Các bước chọn đường dẫn, partition, format có thể gây bối rối một chút vì bạn đã quen với các định dạng và cách tổ chức thư mục của Windows. Nhưng mọi thứ đều dễ dàng vượt qua sau một lúc mày mò.

Khi việc cài đặt kết thúc, khởi động lại máy tính có thể bạn chỉ thấy một màn hình đen sì. Đó là do lỗi bản cài Linux không nhận dạng đúng độ phân giải và tần số quét của màn hình và phải chuyển sang chế độ khởi động dạng text mode để chỉnh sửa lại file cấu hình bằng tay.

3. Giao diện sử dụng

Khi chọn trình quản lý desktop GNOME, bạn sẽ thấy Linux không khác gì Windows XP nếu so sánh về giao diện đồ hoạ, các icon, menu, cửa sổ...Khả năng tùy biến giao diện rất tốt vì bạn có thể tự do lựa chọn số thanh taskbar cũng như các kiểu shortcut đặt trên nó, các hiệu ứng trong suốt... Đồng thời, người dùng có thể chuyển qua lại giữa nhiều màn hình desktop trong một phiên làm việc. Tính năng này rất tiện khi số cửa sổ mở ra quá nhiều khiến thanh taskbar không còn chỗ chứa.

4. Phần mềm cơ bản

Bản Linux Fedora Core 6 có các phần mềm cơ bản tương đương với Windows XP từ trình quản lý file, cửa sổ command, trình duyệt web, trình quản lý e-mail, Calendar, Project... đến các tiện ích nhỏ như Calculator, Character Map, Paint, Notepad, Remote Desktop...

Trong đó, nổi bật là trình soạn thảo text cơ bản đi kèm là Gedit, như Notepad của Windows XP nhưng nhiều tính năng hơn và có thể tương đương với Notepad++. Về trình duyệt web, khác với Windows XP, trong bộ cài Linux có rất nhiều trình duyệt web đi kèm, thậm chí có cả trình duyệt ở chế độ text mode tiện lợi trong trường hợp cần debug (gỡ lỗi) ở chế độ text mà vẫn cần vào web. Bạn có thể chọn FireFox làm trình duyệt chính vì nó được dùng nhiều và khá an toàn.

Trong bộ cài đi kèm rất nhiều phần mềm nghe nhạc và xem phim nhưng tất cả đều không hỗ trợ nghe mp3 và một số định dạng phim thường gặp. Fedora Core chỉ bao gồm các phần mềm mã nguồn mở, không có các phần mềm miễn phí nhưng không có mã nguồn hoặc bị ràng buộc một số điều kiện bản quyền. Với tư cách là người sử dụng, bạn có thể tìm trình nghe nhạc mp3 và xem các định dạng phim phổ biến là Realplayer và VLC.

Về phần mềm chat, trên Linux có Gain, một chương trình mã mở chạy trên nhiều giao thức phổ biến hiện nay như Yahoo, ICQ, MSN ... và có thể chat nhiều nick trên cùng giao thức hay trên các giao thức khác nhau. Giao diện chương trình đẹp, dễ sử dụng, khá nhiều tính năng tiện dụng. Nhược điểm của Gain là chưa cho phép chat voice hay webcam. Hiện Yahoo và Skype cũng có phiên bản cho Linux nhưng so với phiên bản trên Windows thì còn thiếu nhiều chức năng.

Về phần mềm nén và giải nén, trên Linux cũng có một chương trình cho phép nén và giải nén các định dạng .zip, .tar ...với giao diện đồ họa dễ dùng. Nhưng trình giải nén của Linux không giải nén được file .rar. Hiện có bản Winrar cho Linux nhưng làm việc ở chế độ command, khó sử dụng và bất tiện. Bạn có thể tìm hiểu để biến nó thành một dạng như plugin cho trình giải nén của Linux và có thể dễ dàng nén/giải nén/xem nội dung file .rar thông qua giao diện đồ họa và chuột.

Phần mềm soạn thảo văn bản, bảng tính và trình chiếu trên Linux có OpenOffice, tương đương với OfficeXP của Microsoft nhưng chưa bằng được Office 2003 ở một số tính năng nhưng cũng có một số chức năng mạnh như VBScript và Javascript cho phép lập trình. Các file .doc, .xsl, .ppt được soạn bằng Office 2003 và font Arial và .VNTime có thể xem và chỉnh sửa tốt nhưng gặp phải vấn đề về font chữ. Linux sử dụng True Type Font và có sẵn một số font Unicode nhưng tên font khác với Windows khiến các file thử nghiệm không hiển thị đúng. Vấn đề được giải quyết đơn giản bằng việc copy các file font trên Windows vào thư mục font của Linux. Nhưng OpenOffice Writer (tương đương với Word) vẫn gặp phải lỗi chữ "ư" với font TCVN3, các file .xsl và .ppt thì không bị lỗi này.

Phần mềm gõ tiếng Việt: Trên Linux có một số phần mềm cho phép gõ tiếng Việt như x-Unikey và một số phần mềm khác. X-Unikey khi sử dụng gặp phải rất nhiều lỗi, có lúc không gõ được tiếng Việt, có lúc còn làm hệ thống không thể input được ký tự nào. Bạn có thể tìm hiểu Scim-m17n, chương trình mã mở cho phép gõ tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, mỗi phương thức gõ cần một file cấu hình. Người dùng thường quen gõ tiếng Việt theo kiểu TELEX nhưng file cấu hình để gõ TELEX cho Scim chỉ có thể bỏ dấu ngay sau nguyên âm và nếu gõ sai dấu thì không thể gõ lại dấu khác mà phải xóa đi gõ lại. Scim có thể gõ tốt trên nhiều chương trình như Gedit, OpenOffice, Firefox và bạn có thể tìm hiểu để soạn lại file cấu hình cho phù hợp, cho phép bỏ dấu ở bất cứ đâu của từ và có thể chuyển sang dấu khác mà không cần gõ lại từ.

Ngoài ra, có một số phần mềm giả lập môi trường Windows trên Linux để cho phép cài các phần mềm Windows trên Linux. Ví dụ CrossOver, một phần mềm giả lập dựa trên phần mềm mã mở Wine. Người dùng sẽ cài được Flashget (trình hỗ trợ download trên Windows) và DUMeter (trình đo lưu lượng mạng trên Windows) nhưng có thể không cài được Winrar, GifMovieGear...

5. Bảo mật

Hiện tại có rất ít phần mềm diệt virus cho Linux vì mã độc tấn công Linux chưa phổ biến. Nhìn chung, cả Linux và Windows đều không thể hoàn toàn chống lại các tấn công về bảo mật cũng như virus nhưng hiện tại các tấn công nhằm vào Linux còn rất ít, không đáng kể nên người dùng Linux hầu như không cần lo lắng nhiều đến vấn đề bảo mật cũng như virus, ít ra cũng không "dính" mấy virus Yahoo Messenger một cách ngớ ngẩn.

6. Lập trình

Người dùng có thể cài được môi trường Java và phần mềm soạn mã Java (IntelliJ), server JBoss, Tomcat trên Linux không khó khăn gì vì J2SDK và các phần mềm soạn Java thường có phiên bản hỗ trợ cho nhiều hệ điều hành. Ngoài ra là Oracle 10g với một ít "mẹo" và MySQL.

Còn với .NET, trên Linux có Mono Framework, một khung thay thế .NET Framework của Microsoft. Mục tiêu của Mono là thi hành tất cả các hàm và lớp của .NET Framework do đó các chương trình viết bằng Visual Studio .NET của Microsoft, sau khi biên dịch sang file .exe có thể chuyển sang Linux và chạy thông qua Mono, các file ASP.NET cũng có thể chạy được trên Linux thông qua Mono. Mục tiêu là vậy nhưng hiện tại Mono chưa thi hành được đầy đủ .NET Framework nên một số chương trình viết bằng Visual Studio vẫn không thể chạy trên mono. Do đó nếu phải làm dự án liên quan đến .NET thì bạn vẫn phải chuyển sang dùng Windows và Visual Studio 2005.

7. Phần cứng

Có lẽ đây vẫn còn là điểm yếu của Linux. Các hãng phần cứng lớn thường có driver cho cả Windows và Linux nên nếu trong bộ cài Linux không có sẵn driver thì có thể lên trang web của nhà sản xuất phần cứng để down về. Nhưng các hãng phần cứng nhỏ hơn thường mới chỉ viết driver cho Windows và khó có thể nhận dạng được các thiết bị này trên Linux. Ví dụ, người dùng không cài được webcam vì đĩa CD đi kèm chỉ có driver cho Windows.

8. Kết luận

Với nhiều mục đích sử dụng, Linux hoàn toàn có thể thay thế Windows. Với nhân viên văn phòng, những người chỉ cần làm việc với Word, Excel, PowerPoint và duyệt web, chat ... mà không cần phần mềm quản lý chuyên dụng viết cho Windows hay các thiết bị ngoại vi chưa được hỗ trợ trên Linux thì hoàn toàn có thể chuyển sang dùng Linux.


Việt Báo (Theo_VnExpress.net)
tuankute
tuankute

Giới tính : Male Posts : 25
Icoin : 70
Thanks : 36
Tuổi : 25

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum